Lý giải nguyên nhân khiến cho người Nhật Bản không vứt bỏ đồ gốm vỡ

Thay vì phải vứt bỏ những món đồ gốm sứ hỏng thì người Nhật biến việc sửa chữa chúng trở thành một nghệ thuật Kintsugi, với triết lý sâu xa ở bên trong. Đối với …

Thay vì phải vứt bỏ những món đồ gốm sứ hỏng thì người Nhật biến việc sửa chữa chúng trở thành một nghệ thuật Kintsugi, với triết lý sâu xa ở bên trong.

Đối với phần lớn chúng ta thì việc sửa chữa các món đồ vỡ tốt nhất là khi trông chúng còn mới, các đường nứt, mảng sứt mẻ được che phủ. Thế nhưng nghệ thuật Kintsugi của người Nhật lại đi theo một triết lý khác biệt. Săn vé máy bay giá rẻ đi nhật bản khám phá những điều thú vị tại đây.

Thay vì che giấu đi vết nứt vỡ thì Kintsugi biến chúng trở thành một phần của vật được phục hồi, thể hiện lịch sử của chúng. Phương thức này sử dụng gel sơm mài và bột kim loại (vàng, bạc, bạch kim hoặc đồng), tạo ra những món đồ được đánh giá là còn đẹp hơn bản gốc.

Kintsugi được cho là bắt đầu hình thành từ thế kỷ 15, khi mà một mạc chúa đánh vỡ bát trà yêu thích và yêu cầu sửa. Nhưng sau khi sửa với ghim sắt- cách sửa phổ biến thời đó (trong ảnh), vẻ đẹp của chiếc bát đã biến mất. 

Thất vọng, mạc chúa đã yêu cầu một thợ thủ công tìm ra giải pháp mang lại tính thẩm mỹ hơn và Kintsugi ra đời. Dù rằng cách làm này tạo ra cảm giác như món đồ được hàn bằng vàng, ban đầu, đây là môt dạng của nghệ thuật sơn mài. 

Các mảnh vỡ được gắn với nhau bằng nhựa của cây urushi. Lớp sơn mài cuối cùng được phủ bằng bôt vàng và rồi đánh bóng. Việc lấy nhựa và xử lý urushi rất khó khăn vì loại nhựa cây này có độc. Mặc dù vậy, khi đã khô và cứng lại, chất độc trong nhựa bị vô hiệu hóa, giúp cho việc dùng đồ đã sửa an toàn.

Kintsugi là một phần mở rộng của wabi-sabi, triết lý cho rằng vẻ đẹp nằm ở sự không hoàn hảo và giá trị nằm sự giản đơn. Việc phục vụ hồi các mảnh vỡ thường tốn đến ba tháng, sau đó để khô khoảng vài tuần và rồi phủ vàng lên các rãnh trám. Mua vé máy bay khứ hồi đi fukuoka giá rẻ khám phá những điều thú vị hút khách nổi tiếng.

Việc thêm các bột kim loại đã khiến cho vết hàn trở nên nổi bật, thể hiện một phần lịch sử của món đồ, cũng như là việc thể hiện tầm quan trọng của chúng đối với chủ nhân. Đơn cử, một bậc thầy trà đạo sẽ dùng một chiếc bát được sửa bằng Kintsugi để tỏ lòng kính trọng với khách mời. 

>>>> Hướng dẫn thủ tục đổi vé máy bay Vietjet Air

Ngày nay, nhờ các công nghệ mới, Kintsugi sử dụng những chất liệu mới, có độ gắn kết tốt hơn và bền hơn so với phương pháp cũ. Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa phía sau nghệ thuật này vẫn còn vẹn nguyên, đồng thời trở thành cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ đương đại.