Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới. Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời kỳ đương thời.
Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, no, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, budo, kiến trúc kiểu vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ngoài ra, nền văn học Nhật Bản phong phú, sâu xa cũng nổi tiếng trên thế giới. Không chỉ có vậy, ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới. Chỉ với tấm vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ, bạn đã có cơ hội chìm đắm trong không gian văn hóa Nhật Bản vô cùng độc đáo và đặc sắc.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài nét độc đáo trong văn hóa Nhật Bản:
Kịch Nô
Theo người Nhật, Nô hay còn gọi là Nogaku, là hình thái sân khấu truyền thống kinh điển nhất và thực chất, cũng phát triển toàn diện nhất của Nhật Bản. Kịch Nô xuất hiện vào đầu thế kỉ XV và gắn chặt với tên tuổi của Zeami Motokiyo (1363-1433). Nhưng tới thế ki XVII, sau ngày Shogun Tokugawa lên trị vì, hình thái kịch nghệ này mới thực sự hưng thịnh. Đây là bộ môn nghệ thuật biểu diễn có cốt truyện. Cốt truyện được thể hiện bằng những lời hát gọi là “utai”, diễn viên được phân chia thành Waki là diễn viên phụ và Shite là diễn viên chính. Diễn viên mang mặt nạ sơn dầu bằng gỗ và mặc những bộ y phục thêu kim tuyến mầu sắc lộng lẫy. Nhưng cũng có trường hợp diễn viên không mang mặt nạ, và lúc này, họ phải hóa trang khuôn mặt trông như những chiếc mặt nạ, điều này cũng đồng nghĩa với việc các trạng thái tình cảm không thể biểu lộ được trên khuôn mặt. Những động tác khó hiểu và trạng thái tình cảm dường như được dồn nén trong giọng nói của người diễn viên, một phần tăm tối của con người đã được biểu hiện trong kịch Nô, mặt khác sự đơn điệu của âm nhạc và động tác mang tính thần bí đã làm nên vẻ đẹp huyền ảo và sâu sắc được gọi là “yugen” trong kịch Nô.
Trang phục Kimono
Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác.
Mô phỏng tự nhiên và sự chú trọng những chuyển đổi mùa trong năm là hai đặc điểm quan trọng trong trang phục Nhật bản. Ta thấy rõ hai đặc điểm này trên trang phục kimono truyển thống của người Nhật. Các hoa văn trên kimono chính là một bức tranh nghệ thuật phản ánh cảnh đẹp thiên nhiên với đủ mọi sắc thái độc đáo của nó.
Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩm từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn, và lựa chọn các phụ kiện đi cùng. Thiết kế của bộ Kimono cũng hết sức đặc biệt và độc đáo, gồm 8 mảnh ghép với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ phù hợp với người mặc.Do vậy, kích thước không phải là yếu tố quan trọng trong việc may một bộ Kimono, và đôi khi một bộ Kimono gắn bó với chủ nhân của nó suốt cả cuộc đời.
Vườn thiền Nhật Bản
Vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản mang đặc trưng nổi bật là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của phong cách Thiền. Những khu vườn Nhật luôn có sắc vẻ thanh thoát, giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Cái vi mô trong vườn gợi lên cái vĩ mô của vũ trụ. Vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng, là nơi “thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng”. Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, trầm tư (Thiền). Đó là một loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ. Chính vì vậy, thiền sư thường dùng vườn để làm nơi ngồi trầm tư, thiền định.
Trà đạo Nhật Bản
Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo : Hòa – kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ. Không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn , tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần phật giáo.
Để khám phá nét độc đáo văn hóa Nhật Bản, bạn hãy gọi tới KhangVuong Booking – đại lý chính thức của hãng Air Asia Việt Nam để có cơ hội sở hữu những tấm vé máy bay có giá rẻ nhất. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trực tiếp từ các Booker về hành trình của mình.
Bạn có thể tham khảo giá vé máy bay từ Hồ Chí Minh đi Nagoya và Osaka của hãng Air Asia tại đây: